Tri thức chung về phong thủy

on 10:00 in
         Thiên tâm thập đạo là gi?
       Thiên tâm chỉ trung tâm của minh đường. Thập đạo là chữ thập (+) vẽ ở trung tâm minh đường. Các nhà phong thủy học vẽ ra chữ thập theo cách xác định phường vị dựa trên cơ sở đối xứng và giao nhau của các quả núi ở bốn phía trước sau trái phải.
       Trong dương trạch (nhà dương) thường vẽ chữ thập ở chính giữa thiên tỉnh (giếng trời).

Tri thức chung về phong thủy

         Thủy long (rồng nước) là gì?
         Ở nơi đất bằng phẳng coi nước là rồng nên gọi là thủy long. Thủy long củng có phân biệt can – chi, sông lớn là can long, sông nhỏ là chi long.
Thủy long cũng có hai loại hợp và tụ. Hợp nhỏ thành tiểu minh đường, hợp lớn thành đại minh đường. Nước hợp và tụ chia thành nhiều loại, rất phức tạp, rắc rối.
         Tại sao “nước” có vai trò quan trọng trong phong thủy?
        Các nhà phong thủy cho rặng: “Có nước mới có đất, không có nước thì cũng không có đất”.
        Nghiên cứu nước phải chú trọng hướng nước chảy, hình thế dòng chảy, độ uốn khúc của dòng chảy, nước trong hay đục, chay nhanh hay chậm. Đó là thủy pháp vậy!
Chọn địa điểm phải chú ý đến thủy pháp vì nó có ảnh hương đến sự lành dữ của nơi cư trú. Thủy thế tức hình thế nước có liên quan chặt chẽ với địa khí, sinh khí.
Huyết mạch của núi là nước, xương cốt da lông của núi là đá, cây cối, nếu có nhiều thì đa đinh. Người xưa có câu: “Sơn quan nhân dinh, thủy quản tài”, tức là núi chi phối nhân đinh nhiều hay ít, nước chi phối tình trạng của cải, giàu nghèo.
          Nhập thủ là gì?
        Khi long mạch chạy tới chỗ kết huyệt chợt có núi non nổi cao, núi đó gọi là nhập thủ, còn gọi là núi phụ mẫu.
       Các nhà phong thủy còn căn cứ và hình thế long mạch chia thành nhập thủ phi long, nhập thủ hồi long, nhập thủ hoành long, nhập thủ trực long, nhập thủ tiềm long.
          Thái cực vựng là gì?
        Vựng vốn có nghĩa đen là choáng váng, chóng mặt, cũng có nghĩa là quầng, tán. Thái cực vựng là quầng thái cực. Khi đứng trên án sơn hoặc triều sơn nhiêu vào nơi thông thoáng của long mạch kết huyệt có thể thấy mờ mờ ảo ảo hình thái cực, đó là quầng thái cực (thái cực vựng).
         Trong quầng thái cực, nơi trùng xuống gọi là âm huyệt, nơi lồi lên gọi là dương huyệt, kết huyệt ở long mạch gọi là âm long, điểm huyệt phải đúng vào vị trí dương huyệt.
        Chân long huyệt nằm trong quầng thái cực. Người xưa hói “quầng thái cực là bằng chứng về chân long huyệt”. Câu này có ý nói chân long huyệt là huyệt nằm ở nơi kết huyệt trong quầng thái cực.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: huong sinh khi, xem van so

Xem vận số